BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG DỊCH VIÊM PHỔI CẤP DO COVID 19 GÂY RA
10 điều cần biết về viêm phổi do nCov - Corona
(Copy from VnExpress -Bộ Y tế)
1. Coronavirus 2019 là gì?
Coronavirus 2019 (2019-nCoV) là một loại virus đường hô hấp mới, gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Virus này được xác định trong một cuộc điều tra ổ dịch bắt nguồn từ khu chợ lớn chuyên bán hải sản và động vật ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. có nguồn gốc từ vật chủ là loài dơi. Virus corona là một họ virus lớn, phổ biến ở nhiều loài động vật khác nhau bao gồm lạc đà, mèo và dơi.
Đến nay dịch bệnh đã lan ra nhiều thành phố của Trung Quốc và 26 quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận trường hợp mắc. Tại Việt Nam, tính đến 2/2 đã ghi nhận 16 trường hợp mắc bệnh đang được quản lý điều trị với tình trạng sức khỏe ổn định và 36 trường hợp nghi ngờ đang được cách ly điều trị, phòng chống lây nhiễm tại cơ sở y tế.
Theo thông tin từ Hệ thống giám sát dịch bệnh của Việt Nam, tính đến 18 giờ ngày 1/2/2020, thế giới đã ghi nhận 12.020 trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do 2019-nCoV (có 259 trường hợp tử vong).
2. Nguồn gốc của nCov?
Virus corona là một betacoronavirus, giống như MERS và SARS, tất cả đều
3. nCov lây lan như thế nào?
Virus này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục. Ở người, virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm.
Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.
4. 2019-nCoV có giống với virus MERS-CoV hoặc SARS không?
MERS xuất hiện ở Trung Đông hồi năm 2012 và gây những bệnh hô hấp rất nặng, với tỷ lệ tử vong khoảng 30-40%.
SARS lần đầu được phát hiện ở tỉnh Quảng Đông, phía nam Trung Quốc vào năm 2003. Nó không chỉ gây viêm đường hô hấp mà còn dẫn tới tiêu chảy, khó thở và suy thận. Tỷ lệ tử vong của SARS nằm trong khoảng 14-15% số ca nhiễm bệnh.
Còn chủng virus Vũ Hán dường như lành tính hơn SARS và MERS, thời gian ủ bệnh cũng kéo dài hơn. Tuy nhiên,
5. Triệu chứng và biến chứng mà nCov gây ra là gì?
Theo báo cáo ở bệnh nhân mắc 2019-nCoV từ nhẹ đến nặng bao gồm các triệu: sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tới khi khởi phát, nCoV có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp tiến triển và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.
6. Làm thế nào để kiểm tra một người có nhiễm nCov hay không?
Đến nay, các kiểm tra chẩn đoán chính xác 2019-nCoV chỉ có thể được tiến hành tại các cơ sở y tế được phép thực hiện xét nghiệm. Kỹ thuật xác định chủng 2019-nCov đó là kỹ thuật Real time RT - PCR với bệnh phẩm là dịch đường hô hấp, đờm, dịch nội khí quản được thu thập bằng tăm bông và bảo quản trong môi trường phù hợp.
Trong trường hợp người mới nghi nhiễm virus Corona, các cơ sở y tế sẽ làm thủ tục lưu mẫu máu để chuyển đến các đơn vị được Bộ Y tế cho phép khẳng định.
7. Bệnh nhân nghi nhiễm nCov khám ở đâu?
Bộ Y tế ngày 28/1 yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh sẵn sàng tiếp nhận, phân loại người bệnh ngay từ khi đến đăng ký khám. Người bệnh có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính (ho, sốt...), bệnh viện tiến hành phân luồng và bố trí buồng khám riêng, đặc biệt lưu ý yếu tố dịch tễ của người bệnh sống hoặc đến từ Trung Quốc trong vòng 14 ngày. Người bệnh nghi ngờ viêm đường hô hấp cấp tính do chủng mới virus Corona được tiếp nhận và theo dõi cách ly triệt để ở khoa truyền nhiễm, bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh. Khi bệnh diễn biến nặng hoặc được xác định dương tính với chủng virus mới, bệnh nhân sẽ được chuyển tới bệnh viện tuyến cuối theo phân tuyến điều trị của Bộ Y tế.
8. Đường dây nóng Bộ Y tế về viêm phổi Vũ Hán
Bộ Y tế công bố số điện thoại đường dây nóng 19003228 cung cấp thông tin về bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus nCoV.
9. Phòng tránh hằng ngày với các em học sinh tiểu học
Tránh đi lại, du lịch nếu đang có sốt, ho hoặc khó thở. Đến ngay cơ sở y tế khi có triệu chứng nghi ngờ. Đồng thời, chia sẻ lịch trình di chuyển của bạn với nhân viên y tế. Tránh tiếp xúc với người bị sốt, ho. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng.
Khi ho, hắt hơi hãy che kín miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc tay áo. Sau khi sử dụng khăn giấy bỏ vào thùng rác rồi rửa tay sạch sẽ. Chỉ sử dụng các loại thực phẩm chín. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. Tránh tiếp xúc gần với các động vật nuôi hoặc hoang dã. Đeo khẩu trang khi đi đến chỗ đông người hoặc khi tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh. Khi đeo, hãy chắc chắn rằng khẩu trang che kín miệng và mũi và tránh chạm vào khẩu trang khi đang sử dụng. Nếu sử dụng các loại khẩu trang dùng 1 lần, sau khi sử dụng cần loại bỏ ngay lập tức vào thùng rác và rửa sạch tay sau khi bỏ khẩu trang.
- Tại trường: rửa tay thường xuyên. Vệ sinh chỗ làm học tập thường xuyên, nên mở cửa sổ thông gió 2-3 lần trong ngày, mỗi lần 20-30min. Giữ cự ly với người khác trên 1m (cự ly an toàn tương đối với khả năng lây nhiễm qua đường hô hấp), kiên trì đeo khẩu trang, chăm rửa tay sau khi sử dụng những đồ vật công cộng (nếu chạm phải dịch lỏng ko rõ nguồn gốc nên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch rửa tay).
- Khi ăn: hạn chế túm năm tụm ba ngồi ăn cùng nhau, không ăn quà vặt, đồ ăn không đảm bảo vệ sinh ven đường, rửa tay trước và sau khi ăn. Hạn chế ăn đồ tươi sống, nên nấu chín trước khi ăn (thường thì virus sẽ chết ở nhiệt độ 56 độ C trong 30min).
- Khi ở nhà: hạn chế ngủ trễ, tránh những thói quen làm suy giảm sức khoẻ dẫn tới suy giảm hệ thống miễn dịch. Nên dùng giấy ăn hoặc tay che miệng khi ho, hắt xì và rửa tay ngay sau đó. Không nên chạm vào gia súc, gia cầm. Nếu có triệu chứng ho, sốt nên đi khám tại cơ sở y tế.
- Khi đi chợ: nên rửa tay sạch sau khi chạm vào các sản phẩm từ động vật. Không nên chạm tay vào mũi miệng trước khi rửa sạch tay. Đeo khẩu trang trong cả quá trình.
10. Rửa tay đúng cách:
- Rửa tay bằng nước, xà phòng và dung dịch rửa tay tự khô y tế.
- Rửa tay sau khi che miệng ho và hắt xì, hạn chế dùng tay chạm vào miệng và mũi nếu chưa đc rửa sạch.
- Có thể Áp dụng 7 bước rửa tay của nhân viên y tế
- Nên chuẩn bị theo người dung dịch rửa tay khô (có cồn) đề phòng những chỗ ko có nước sạch rửa tay.
11. Đeo khẩu trang đúng cách:
- Chọn khẩu trang y tế dùng 1 lần, thay sau khi đeo liên tục 4 tiếng đồng hồ, nếu bị bần và bị ướt nên thay ngay.
- Khẩu trang y tế phần màu sẫm là mặt trước, chống nước, hướng ra ngoài, phần màu nhạt là mặt trong, ko nên đeo ngược.
- Nên rửa tay sạch trước khi chạm vào khẩu trang để đeo
d.t.t.h