BÀI GIẢNG

TUYỀN TRUYỀN VỀ PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TRẺ EM

Thời gian: ngày 27tháng 9 năm 2019

Người thực hiện : Dương Thị  Thu Hiền

 

A. Thực trạng tội phạm xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Hưng Yên và giải pháp phòng chống.

I. Thực trạng  tình hình tội phậm xâm hại trẻ em

1. Xâm hại trẻ em là gì ?

- Là bất kỳ hành động nào có chủ ý và làm tổn thương hoặc gây nguy hại trẻ em.

- Có 4 hình thức xâm hại trẻ em là về : Thể chất, tình dục, tinh thần, xao nhãng

- Xâm hại trẻ em là vấn đề toàn cầu xảy ra ở mọi quốc gia  trên thế giới.

- Xâm hại trẻ em tổn thương nghiêm trọng lâu dài về thể xác ,tâm lý , tinh thần  đối với nạn nhân , gia đình , cộng đồng và toàn xã hội.

2. Đối tượng , phương thức , thủ đoạn, tính chất mức độ của hành vi xâm hại trẻ em

- Số đối tượng là người ruột thịt, người thân thích : chiếm 9%

- Số người quen của trẻ em : chiếm 38%

- Số đối tượng khác : 52,8%

+ Địa bàn xảy ra hành vi xâm hại trẻ em :

- Xảy ra tại nhà nạn nhân : chiếm 54%

- Xảy ra nơi công cộng :chiếm 40,6%

- Xảy ra tại nhà đối tượng : Chiếm 5,4%

+ Phương thức thủ đoạn

- Phần lớn những người xâm hại bởi những người quen biết với các  thành viên trong gia đình, các đối tượng lợi dụng sự tin tưởng hay sức ảnh hưởng của mình đẻ dụ dỗ, đe dọa để thực hiện hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ.

- Các đối tượng  thường lợi dụng trẻ ở nhà một mình, cùng với sự thiếu hiểu biết về giới tính và khả năng phòng vệ yếu của các bé gái để thực hiện hành vi xâm hại trẻ em  hoặc thuyết phục, đe dọa, ép buộc trẻ không tiết lộ , nói với ai về việc bị  xâm  hại và đối tượng xâm hại.

- Qua công cụ mạng Internet các đối tượng làm quen với trẻ qua các trang mạng xã hội và cộng thêm tính thiếu hiểu biết , suy nghĩ non nớt của trẻ em tạo điều kiện thuận lợi thực hiện hành vi xâm hại trẻ em.

+ Tính chất nguy hiểm của hành vi xâm hại

- Trẻ  bị xâm hại gây ra những tổn thương về sức khỏe, thể chất và tinh thần,dễ bị mặc cảm , phát triển không bình thường , khó hòa nhập với xã hội.Việc bị xâm hại khi các đặc điểm sinh học, thể chât chưa phát triển hoàn thện  sẽ gây ra những tổn thương nặng nề tại bộ phận sinh dục hoặc có thể khiến các em mang thai ngoài ý muốn.

3. Tác động hậu quả hành vi xâm hại  trẻ em :

- Số trẻ tử vong của tỉnh là :1

-Số có thai do bị xâm hại tình dục : 2

- Số trẻ bị các tác động khác về thể chất , tinh thần do bị xâm hại: 54

+ Tác động với xã hội

- Các hành vi trên không chỉ gây ra tác động tổn hại đối với trẻ em  mà còn ảnh hướng xấu  đến tình hình ANTT trên địa bàn ,làm suy giảm các nền tảng đạo đức xã hội và gây hoang mang lo sợ, bức xúc quần chúng nhân dân

4. Đánh giá  về tình hình xâm hại trẻ em.

- Tình hình xâm hại có chiều hướng gia tăng với tính chất mức độ ngày càng nghiêm trọng. Đối tượng thực hiện hành vi ở nhiều lứa tuổi , thành phần xã hội . Đáng chú ý là những lứa tuổi thực hiện hành vi trong lứa tuổi vị thành niên ; coa quan hệ huyết thống với bị hại

5. Nguyên nhân tình hình xâm hại trẻ em

- Công tác truyền thông , giáo dục , vận động xã hội về bảo vệ trẻ em , chăm sóc trẻ em còn chưa hiệu quả.

- Nhận thức và kỹ năng của cha mẹ các thành viên trong gia đình , giáo viên của người dân trong cộng đồng và của chính bản thân các em về bảo vệ trẻ em chưa đúng, chưa đầy đủ.

- Các em chưa được trang bị những kiến thức kỹ năng cần thiết để phòng tránh

- Cha mẹ các em cũng chưa hướng dẫn kiến thức cơ bản  cho các em để chủ động phòng tránh xâm hại tình dục vì e ngại ảnh hưởng đến tương lai của con em mình nên cũng không tố giác kẻ phạm tội.

         - Sự hiểu biết về pháp luật, lối sống thiếu trách nhiệm của một số gia đình , nhà trường  và cộng đồng  chưa được quan tâm đúng  mức nên thiếu sự phối hợp , hỗ trợ hiệu quả trong việc quản lý , giáo dục và giúp đỡ trẻ.

         - Hệ thống pháp luật có liên quan đến bảo vệ trẻ em vẫn còn khoảng trống ,mặc dù đã có quy định về quy trình ,trách nhiệm thẩm quyền đánh giá và quản lý trường hợp trẻ em bị bạo lực.

         - Hệ thống mạng lưới cộng tác viên làm công tác bảo vệ , chăm sóc ở cơ sở còn thiếu số lượng và hạn chế về năng  lực.

II. Chính sách pháp luật bảo vệ trẻ em.

         Để đảm bảo trẻ em được sống an toàn, lành mạnh , phòng ngừa , ngăn chặn và xử lý  cá hành vi xâm hại trẻ em,trong những năm qua công an tỉnh Hưng Yên đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh ban hành  các chương trình ,kế hoạch chỉ dạo sở , ban ,nghành đoàn thể  tổ chức có hiệu quả Luật Bình đẳng giới. Luật trẻ em 2016 của Thủ tướng chính phủ về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực , xâm hại trẻ em.Cùng với bộ luật  hình sự năm 2015 quy định rất nhiều  điều luật cụ thể có hình phạt nghiêm khắc để sử lý  tội phạm xâm hại trẻ em.

III. Một số dấu hiệu nhận biết  trẻ em bị xâm hại và đặc biệt là xâm hại tình dục và các biện pháp bị xâm hại trẻ em.

1.1. Dấu hiệu về thể chất :

- Có vết bầm xước, thâm tím,chảy máu, sưng đau liên quan đến bộ phận sinh dục

- Có thể có vết máu , tinh dịch , lông tóc bám vào quần áo của nạn nhân hoặc của đối tượng

- Có biểu hiện nhiễm khuẩn, mùi hôi đường tiết niệu tái diễn không tự chủ  được trong đại tiểu tiện.

- Có biểu hiện lây qua đường tình dục như sùi mào gà, giang mai

1.2. Về trạng thái tinh thần :

- Có biểu hiện rối loạn hành vi biểu hiện bất thường như :

+ Lo lắng, căng thẳng , sợ sệt, sợ một mình , hay giật mình , hoảng loạn khi ngủ

+ Không dám nhìn thẳng vào người đối diện, mất tự tin

+ Tỏ ra khó chịu và không muốn tiếp xúc hòa đồng với người khác.

+ Tính tình thay đổi , muốn tìm hiểu về chủ đề tình dục,hoang mang sau khi bị xâm hại tình dục, tắm lâu , tắm nhiều.

+ Rối loạn giấc ngủ , chán ăn, xấu hổ, mặc cảm mình có tội, có ý định tự tự, tự hành hạ bản thân.

+ Rối loạn về ứng xử và khả năng tiếp thu kết quả học tập giảm sút.

2. Một số biện pháp phòng chống  xâm hại tình dục

1.1 Dạy trẻ ranh giới tiếp xúc cơ thể nguy hiểm

- Dạy trẻ đâu là  ranh giới tiếp xúc cơ thể.

- Không cho chạm vào vùng kín của mình cũng như vùng kín của bất cứ ai

1.2 Khuyến khích trẻ kể về hoạt động hàng ngày của chúng

- Thường xuyên tâm sự với trẻ  về những hoạt động hàng ngày của con.

- Tảo thói quen để giúp trẻ có thể thoải mái chia sẻ bất ký chủ đề nào với bố mẹ.

1.3 Dạy trẻ các bộ phận cơ thể

- Cha mẹ cần phải dạy sớm cho trẻ  về các bộ phận trên cơ thể , bao gồm vùng kín của con ( việc này lên thực hiện khi trẻ được 3 tuổi )

- Với mỗi độ tuổi cha, mẹ nhà trường  cần có cách thức cũng như mức độ  dạy xao cho phù hợp.

Ví dụ : Trẻ còn nhỏ không cần phải dạy kỹ  nhớ kỹ bộ phận cơ thể. Đối với trẻ lớn bắt đầu dạy trẻ nhiều hơn về bộ phận trên cơ thể , nơi nào nhạy cảm không ai được nhìn hay sờ vào...

4. Kỹ năng xử lý khi gặp phải tình huống nguy hiểm

- Cần phải dạy trẻ  những kỹ năng từ chối người khác

- Kỹ năng thoát khỏi vòng nguy hiểm ở nhà để con có cách sử lý tốt nhất

- Ở trường  hiện nay cũng đã tổ chức các buổi chia sẻ , tọa đàm  về vấn đề này  và có thể đặt câu hỏi cho các chuyên gia  và được hướng dẫn thoát khỏi tình huống nguy hiểm.

5. Dạy trẻ cách nói chuyện với bố mẹ, người thân khi bị xâm hại

- Trẻ biết  rõ thủ phạm xâm hại là ai. Nhưng vì nhiều lý do trẻ thường giữ im lặng. Lên hãy nói với trẻ sẽ không pahir gặp bất kỳ rắc rối nào khi nói chuyện chia sẻ vơi bạn và làm theo lời hứa, tránh trừng phạt.

- Ngoài việc nói ra khi  bị xâm hại,cha mẹ nên chú ý đến biểu hiện của trẻ như  trẻ đột nhiên hoảng sợ khi ai đó chạm vào người, tránh tiếp xúc với người mà trước đây trẻ quý mến...

6. Nói cho trẻ biết  nguy hiểm có thể đến từ người quen biết

- Nói với trẻ rằng nguy hiểm có thể đến bất kỳ đâu như : Hàng xóm, người thân, trường học... và những người bé yêu quý tin tưởng.

Nếu xảy ra sự việc xâm hại trẻ cần báo ngay cho chính quyền địa phương, công an xã , phường  thị trấn nơi xảy ra  hoặc thông tin  về đường dây nóng 111( Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em ) hoặc số điện thoại ) 02213.518.569